Cận cảnh nông dân Hà Tĩnh lên đồi mắc màn cho cây cam Khe Mây, sâu bọ đứng ngoài "khóc thét"

Cận cảnh nông dân Hà Tĩnh lên đồi mắc màn cho cây cam Khe Mây, sâu bọ đứng ngoài "khóc thét"

Là địa phương nổi tiếng với đặc sản “cam mắc màn” Khe Mây, người dân xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sáng tạo ra “độc chiêu” mắc màn ngủ cho cây cam khiến sâu bọ, côn trùng không tấn công nổi. Nhờ phương pháp này người trồng cam mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Hiện nay, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 350 ha diện tích trồng cam Khe Mây, với 264 hộ sản xuất, năng suất ước tính đạt đạt trên 4.000 tấn. Mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân nhất là dịp Tết tới đây. 

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 2.

Bà Đinh Thị Hương (trú tại xã Hương Đô, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết: “Gia đình tôi trồng cam Khe Mây từ những năm 1995 với diện tích khoảng 4ha, trong đó trùm màn khoảng 2ha. Các năm trước, gia đình tôi bán với giá 35.000-40.000đồng/kg, tôi bỏ túi gần 600 triệu/năm, trừ chi phí, tạo công việc thời vụ cho 20 người, lương công nhật 200.000 - 250.000đồng/ngày. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 3.

Cam được trồng theo quy trình đảm bảo chất lượng, hạn chế thuốc, người dân mắc màn bảo vệ sẽ giúp tránh sâu bọ, ruồi, bướm đêm tấn công. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 4.

Anh Dũng à nông dân trồng cam, cho biết: “Gia đình tôi trồng cam Khe Mây phủ màn được hơn 8 năm với khoảng 1.200 gốc. Hiệu quả từ việc mắc màn cho cam là chống được các côn trùng chích hút làm hư cam như: ruồi vàng, bướm, ốc sên... giảm được công chăm sóc, thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi năm, chỉ riêng chi phí mua màn mắc cho cam đã tốn của gia đình từ 50-60 triệu đồng nhưng lợi ích vô cùng lớn. Mỗi màn chỉ trùm được một gốc cam, màn có các kích thước như 3mx3m, 3.5mx3.5m và loại lớn là 4mx4m. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 5.

Hàng nghìn chiếc màn, được người trồng cam ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh quây kín các cây cam Khe Mây trong trang trại để chống côn trùng. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 6.

Cam Khe Mây thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 2 Al. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 7.

Cam Khe Mây còn gọi là “Cam trùm màn”. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 8.

Cam khe mây Hương Đô, Hương Khê đã được UBND tỉnh chứng nhận OCOP 3 sao nên được bà con rất ưa chuộng. Năm trước giá cam Khe Mây tới 30.000-35.000đồng/kg. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 9.

"Cam trùm màn" Khe Mây, Hương Khê, Hà Tĩnh được thương lái đến thu mua tại vườn. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 10.

Do phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu đất Hương Đô nên cam khe mây có những đặc trưng mà không nơi nào có được. Cam Khe Mây có vỏ mỏng, màu vàng đặc trưng, cam có nhiều nước, vị ngọt thanh, mát lịm. Đặc biệt, người dân trồng cam không dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng màn ngủ để tránh côn trùng, sâu bọ nên cam có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn. Được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng. Ảnh: PV

Nông dân Hà Tĩnh dùng độc chiêu “mắc màn” cho vườn cam, tránh sâu bọ tấn công - Ảnh 11.

Ông Nguyễn Hồng Nguyên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Đô, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) thông tin cho Dân Việt: “Cam Khe Mây là sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế của xã Hương Đô. Loại Cam này được Viện Nghiên Trung ương đem vào sản xuất từ năm 1990. Hiện nay, xã Hương Đô có 350 ha diện tích trồng cam Khe Mây, với 264 hộ sản xuất. Nhờ "công nghệ" mắc màn mà người trồng cam đã trùm màn để tránh côn trùng, sản xuất theo hướng sạch đảm bảo an toàn an thực phẩm".

"Năm 2019, cam Khe Mây của xã Hương Đô trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh. Năm may, cam Khe Mây được mùa nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khâu tiêu thụ kém, giá có thấp hơn một chút. Thời gian tới hy vọng các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, hỗ trợ nguồn đầu ra giúp bà con yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập trong những năm tiếp theo” - Ông Nguyễn Hồng Nguyên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

Viết bình luận