Cây bưởi công trình - Cách trồng, chăm sóc

Bưởi là một loại cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chủ yếu là các nước ở châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, bưởi hiện gồm rất nhiều loại giống cây khác nhau. Mỗi giống lại được trồng và chăm sóc theo một chế độ riêng biệt để phát huy tối đa giá trị của nó.

Ngay sau đây, viencaygiongtrunguong sẽ chia sẻ với bạn đặc điểm hình thái; cách trồng, chăm sóc, trị sâu bệnh của cây bưởi công trình. Bạn đã sẵn sàng khám phá chưa nào?

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY BƯỞI CÔNG TRÌNH

Đặc điểm về thân và cành

Cây bưởi công trình là loại cây thân mộc nhỏ với chiều cao trung bình của cây thường nằm trong khoảng 5 – 8m. Đặc biệt, cây bưởi công trình có tuổi thọ hằng chục năm sẽ cao tới khoảng 10 – 15m.

Loại cây này cũng có rất nhiều gai mọc xung quanh các các cành. Khi cây còn nhỏ, gai thường nhọn và chỉ dài khoảng 7cm. Khi lớn lên, gai mọc lan ra phần thân cây và phát triển cả về chiều rộng. Theo đó, chiều rộng của gai ước tính vào khoảng 2cm.

Đặc điểm về lá

Lá của cây bưởi công trình là loại lá đơn, phiến lá to và bề mặt lá rất dày. Hai mặt trên và dưới của lá được phân biệt với nhau bởi cấp độ của màu xanh. Cụ thể, mặt trên có màu xanh đậm và mặt dưới có màu xanh nhạt.

Lá thường có chiều dài khoảng 8 – 15cm và chiều rộng khoảng 5 – 8cm. Bên cạnh đó, lá của cây bưởi công trình cũng rất ít khi rụng so với các loại cây khác.

Đặc điểm về hoa

Hoa của cây bưởi công trình đặc trưng bởi sắc trắng tinh khôi. Không những thế, hoa còn có mùi hương dịu nhẹ mà vô cùng nồng nàn và quyến rũ hệt như mùi hương của hoa nguyệt quế.

Cây bưởi công trình thường cho hoa vào khoảng thời gian sau Tết, nhất là khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hằng năm. Hoa bưởi có khi mọc đơn và cũng có khi mọc thành chùm với đường kính mỗi bông khoảng 2 – 4cm.

Đặc điểm về quả

Quả của cây bưởi công trình khi chưa chín thì vỏ có màu xanh, tép bưởi khô và không có vị. Mặt khác, khi chín, vỏ chuyển sang màu vàng, đỏ,… tùy từng giống bưởi, tép mọng nước và có vị ngọt hoặc chua thanh.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG CÂY BƯỞI CÔNG TRÌNH

Đất trồng cây

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành trồng cây bưởi công trình đó là khâu chọn đất để trồng cây. Loại đất lý tưởng nhất đối với sự sinh trưởng của cây đó chính là đất tơi xốp, giàu mùn và chất dinh dưỡng.

Đồng thời, bạn cũng cần quan tâm tới cả nồng độ PH của đất. Theo đó, nồng độ PH nằm trong khoảng 5.4 – 6.4 là hoàn toàn thích hợp.

Cách trồng cây vào đất

  • Đo kích thước của bầu đất để từ đó tiến hành đào hố trồng cây có kích thước phù hợp.
  • Đặt cây vào giữa hố đất vừa đào được. Ở bước này, bạn cần dùng dây để cố định thân cây với các cọc cắm thẳng và cắm chéo để đảm bảo cây được giữ chắc, không bị đổ.
  • Tiến hành lấp đất kín gốc cây và phải cao hơn cổ rễ chừng 2 – 3cm. Cần lưu ý đất này có trộn với phân chuồng hoai mục, đạm Kali, Sunphat, NPK, lân Supe theo tỷ lệ đất và phân lần lượt là 2:1.
  • Tiến hành tưới nước 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng và tối để cấp ẩm cho đất và cây.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CÂY BƯỞI CÔNG TRÌNH

Cung cấp lượng nước phù hợp với từng giai đoạn

Điểm đầu tiên mà bạn cần lưu ý trong cách chăm sóc cây bưởi công trình đó là cung cấp lượng nước phù hợp với từng giai đoạn.

Theo đó, cây thường cho ra quả vào tháng 8 và sẽ cho thu hoạch vào tháng 10, vì vậy, đây là thời gian cần cung cấp rất nhiều nước. Tuy nhiên, từ sau tháng 10, bạn không cần tưới nước cho cây nữa hoặc nếu có thì chỉ cần tưới với một lượng ít mà thôi.

Cắt tỉa cành thường xuyên

Tương tự như những loại cây khác, cây bưởi công trình cũng cần được tiến hành cắt tỉa cành thường xuyên. Việc này giúp loại bỏ những cành khô héo hoặc bị dập dãy. Bên cạnh đó, cắt tỉa cây cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh sự tấn công của sâu bệnh.

Bón phân định kỳ

Để cây duy trì sự sinh trưởng tốt thì sau khi thu hoạch quả, bạn cần tiến hành bón phân cho cây. Tùy vào kích thước và thể trạng của mỗi cây mà bạn hãy chọn tỷ lệ phân bón thích hợp nhất.

Tỷ lệ hỗn hợp được áp dụng phổ biến nhất trong điều kiện cây trưởng thành sinh trưởng tốt đó là:

  • 10 phân chuồng.
  • 10 phân lân.
  • 3 đạm.
  • 3 Kali.

Khi bón phân cho cây, bạn cần lưu ý đào rãnh rộng khoảng 25 – 35cm và sâu khoảng 30cm để đảm bảo phân không bị nước rửa trôi.

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY BƯỞI CÔNG TRÌNH

Để phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi công trình một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thường xuyên kiểm tra xung quanh gốc, thân và cành cây để xem cây có bị sâu đục thân tấn công hay không.
  • Thường xuyên cắt tỉa những cành già, cành bị dập gãy, cành quá cao, cành quá thấp và đặc biệt là cành bị nhiễm sâu bệnh.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt côn trùng và các loại sâu gây bệnh cho cây. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều vì sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
  •  

LIÊN HỆ

viencaygiongtrunguong đã giới thiệu xong với bạn đặc điểm hình thái cũng như cách trồng, chăm sóc và trị sâu bệnh của cây bưởi công trình. Chúc bạn áp dụng thành công những thông tin này vào quá trình trồng và chăm cây bưởi công trình của mình nhé!