Cây Oliu - Cây Ô Liu - Cây Olive

Cây Oliu - Cây Ô Liu - Cây Olive

Cây Oliu không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn mang lại những giá trị dinh dưỡng và ẩm thực đáng kinh ngạc. Với khả năng tự kết trái và đa dạng về chăm sóc, cây ô liu đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho người trồng cây yêu thích tự tay trang trí và thu hoạch những quả ô liu thơm ngon. Hãy cùng Nhà Vườn Đạt Nhung khám phá thêm về loài cây ăn quả đọc đáo này và những điều thú vị mà nó mang lại ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm cây Oliu

Cây Oliu, còn được gọi là Olea europaea, là một cây thường xanh có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Cây thuộc họ Nhài, là một cây thân gỗ được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia như Iran, Mỹ, Trung Quốc, Úc,... Đặc trưng của cây là chiều cao có thể lên tới 25m và tuổi thọ kéo dài hàng chục, thậm chí cả trăm năm.

https://cdnvg.scandict.com/pictures/thumb/0x0/2025/04/1745246039-dvq.jpg
Cây Oliu (Olive) có tên khoa học là Olea Europaea

Khả năng sinh trưởng, phát triển chậm, lá cây có hình bầu dục với mặt trên lá có lớp bóng và mặt dưới có màu bạc, tạo nên nét đặc biệt độc đáo. Cây thường ra hoa sau 5-6 năm và có hoa màu trắng, hình thành chùm từ các nách lá. Quả oliu có kích thước khoảng 2,5cm khi chín, màu tím và hình dáng giống với một số loại quả như quả nho, táo tàu,...

Cây Oliu có mấy loại?

Hiện nay giống cây Ô liu chỉ có một loại duy nhất với quả màu xanh và đen đặc trưng. Trong đó Oliu xanh thực tế là quả Oliu còn xanh chưa chín, khi chín quả Oliu sẽ chuyển sang màu đen.

Ô liu xanh

Oliu xanh là quả chưa chín, có hương vị đặc trưng từ quá trình lên men. Quả được ngâm trong dung dịch kiềm và nước muối để loại bỏ vị đắng tự nhiên. Ô liu xanh giàu chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh, vitamin A và E. Bạn có thể mua ở cửa hàng nhập khẩu và siêu thị. Có nhiều cách thưởng thức loại quả này như ăn sống, trộn salad, nấu mỳ, nấu nước sốt hoặc trang trí ly martini.

https://cdnvg.scandict.com/pictures/thumb/0x0/2025/04/1745246074-ybi.jpg
Quả Oliu khi xanh

Ô liu đen

Oliu đen chín dần từ xanh lục sang màu đen đậm khi được thu hoạch. Quả o liu đen mềm và ít nước hơn so với oliu xanh. Chúng chứa chất béo không bão hòa đơn, canxi, kali, vitamin E và A. Có các giống ô liu đen phổ biến như Kalamata và Gaeta. Bạn có thể thưởng thức như món ăn nhẹ, món khai vị, hoặc sử dụng trong charcuterie, pizza hay salad.

https://cdnvg.scandict.com/pictures/thumb/0x0/2025/04/1745246091-dss.jpg
Quả Ô liu đen khi chín

Ý nghĩa và tác dụng cây Oliu

Cây ô liu đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước và xuất hiện trong văn hóa Hy Lạp, trở thành biểu tượng cho một anh hùng trong thời kỳ Nguyên Thủy. Đặc điểm đáng chú ý là khả năng sinh trưởng mạnh mẽ dưới thời tiết khắc nghiệt, và khi được trồng tại Việt Nam, cây đã thích nghi và cho quả. 

Oliu trở thành biểu tượng cho sự mạnh mẽ và khả năng vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là trong những khó khăn. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự vĩnh cửu, với tuổi thọ trung bình lên tới 800 năm, và một số cây thậm chí sống hơn 2000 năm. Cây ô liu cũng mang ý nghĩa của sự hòa bình và biểu tượng tình yêu.

Giá trị dinh dưỡng quả Ô liu

Quả Oliu được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả Ô liu có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: Calo: 145, Chất béo (g): 15,32, Tinh bột (g): 3,84, Chất xơ (g): 3,3, Chất đạm (g): 1,03 và Cholesterol (mg): 0 

Tác dụng của dầu Oliu

Cây ô liu với quả tím nổi tiếng là nguồn cung cấp dầu ô liu chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích. Đây là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ em và người ốm yếu. Ngoài ra, thành phần trong dầu ôliu còn có khả năng chống ung thư và chữa viêm hiệu quả, đồng thời còn có tác dụng làm giảm huyết áp và mở rộng các mạch máu, giúp cải thiện sự lưu thông trong cơ thể.

https://cdnvg.scandict.com/pictures/thumb/0x0/2025/04/1745246108-oni.jpg
Dầu Oliu rất tốt cho sức khỏe

Sử dụng dầu oliu hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các dưỡng chất giàu omega-3, vitamin E, chất chống oxy hóa và các axit béo không bão hòa. 

Việc sử dụng dầu olive trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm, bảo vệ da, và hỗ trợ quá trình giảm cân. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại dầu ăn nào, bạn nên sử dụng một cách hợp lý và không quá mức để tránh tăng cân và vượt quá lượng calo khuyến cáo.

Vùng trồng cây O liu ở Việt Nam

Ưu điểm của cây ô liu là có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cây phát triển tốt nhất trong khí hậu khô hanh và có thể đậu hoa ngay cả khi thời tiết trở nên lạnh. Nhờ vào sự nỗ lực của nhiều nhà vườn, giống cây này đã được thuần hóa thành công và trồng ở miền Bắc trong một thời gian dài với số lượng khá khiêm tốn, và hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trên thế giới đang trồng hơn 900 triệu cây Oliu, nhiều nhất ở các nước Địa Trung Hải. Ở Việt Nam hiện chưa có vùng trồng chuyên canh, mà mới chỉ trồng thử nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc và chưa đem lại hiệu quả cao. Hi vọng thời gian tới đây với công nghệ hiện đại, kỹ thuật trồng nâng cao, giống cây này sẽ được trồng phổ biến và đem lại chất lượng cũng như giá trị kinh tế cao hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây Ô liu

Oliu là giống cây mới du nhập và đang được nhân rộng vùng trồng ở nước ta. Do đó để trồng cây Ô liu thuần khí hậu và sớm cho trái, bạn cần quan tâm tới các yếu tố như:

  • Thời điểm trồng: Thời điểm tốt nhất để trồng cây vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi thời tiết ôn hòa, đặc biệt là khi trời mưa ẩm.
  • Chọn vị trí trồng: Chọn một vị trí trong vườn có nhiều ánh nắng mặt trời, không bị che chắn bởi bóng râm hoặc gió mạnh.
  • Đào hố trồng: Đào một lỗ đủ sâu và rộng để chứa bầu rễ của cây, nên làm lót đáy lỗ với một lớp phân hữu cơ mỏng.
  • Trồng cây: Lấy cây giống chậu hoặc tấm vải bố, xới nhẹ để lan rễ. Đặt cây vào lỗ và chắc chắn rằng đất bao quanh gốc cây. Sau đó tiến hành lấp hố bằng một hỗn hợp đất và phân trộn với tỷ lệ bằng nhau. Đảm bảo đất được nắn chặt để loại bỏ không khí và giúp cây đứng thẳng.
  • Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng để đất lắng xuống và giúp rễ cây hút ẩm và chất dinh dưỡng từ đất. Gấp đất xung quanh gốc cây và xây một gờ tròn nhô lên để chứa nước khi tưới
  • Thụ phấn chéo: Để đạt hiệu suất cao, đảm bảo cây nhận được phấn từ cây ô liu khác. Bạn có thể tự thụ phấn chéo cho hoa của từng cây hoặc dựa vào ong và bướm để thụ phấn. Khoảng cách trồng cách nhau khoảng 20 feet để tạo không gian phát triển.
  • Đất trồng: Cây khá thích đất mùn. Đảm bảo đất có nhiều phù sa và cát hơn đất để khuyến khích sự phát triển của cây. Đất sét không tốt cho rễ cây vì không thông khí, trong khi đất cát không giữ nước và nghèo dinh dưỡng. Nếu có đất sét, bạn có thể trồng cây o liu trên luống cao để đảm bảo thoáng khí. Kiểm tra độ pH của đất và điều chỉnh về khoảng 7-8. Trộn đất với vật liệu hữu cơ, phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
  • Phân bón: Cây o liu là loại cây cần dưỡng chất nhiều, do đó cần phân bón đều đặn với tỷ lệ 10-10-10. Bắt đầu bón phân từ mùa xuân khi cây đã đạt tuổi 2 và cao hơn 12 feet. Tần suất bón phân phụ thuộc vào giống cây, thường từ 2 đến 4 tuần một lần. Hãy thêm một cốc phân bón cho mỗi năm tuổi của cây và rải phân bón thành vòng tròn xung quanh gốc cây. Ngừng bón phân vào cuối mùa hè và trong mùa đông để ngăn chặn sự phát triển không cần thiết trong thời tiết lạnh.
  • Cắt tỉa: Tỉa cây là công việc quan trọng để chăm sóc và duy trì hình dạng của cây. Bắt đầu tỉa cây từ năm thứ hai. Hãy tỉa cây mỗi năm để giữ kích thước và hình dáng mong muốn. Tránh tỉa nhánh chính hoặc ba nhánh phụ. Việc tỉa cây giúp đạt hiệu suất tốt vì quả thường xuất mọc trên các cành của năm trước.

Đây là các bước cơ bản để trồng và chăm sóc cây Ô liu. Hãy nhớ thường xuyên chăm sóc cây, tưới nước đều đặn và cung cấp đủ ánh sáng mặt trời cho cây phát triển mạnh mẽ.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về cây Oliu nói chung cũng như dầu oliu nói riêng. Đừng quên ghé thăm Website :viencaygiongtrunguong.com  mỗi ngày để có thêm được nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé

Viết bình luận