Chăm bón nhãn, vải khi thời tiết bất thuận

Nhãn, vải là cây ăn quả lâu năm, cùng họ bồ hòn (Sapindaceae), cùng nhóm cây lá xanh quanh năm và nhóm cây ra quả đầu cành. Nhưng nhãn, vải có nhiều đặc tính khác nhau, đặc biệt về “nết ăn ở”.

Đặc điểm nhãn, vải

Nhãn có thể trồng được ở cả vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Vải chỉ có thể ra hoa khi thời tiết có rét. Đặc biệt, giống vải thiều rất mẫn cảm với không khí lạnh rét. Do vậy, nhãn trồng được cả 2 miền Nam, Bắc nước ta, song vải chỉ trồng được ở miền Bắc. Từ TT-Huế trở vào có mùa đông ấm nên vải không ra hoa. Do biến đổi khí hậu, miền Bắc năm nay mùa đông rất ấm nên nhiều diện tích vải không ra hoa, đặc biệt là vải thiều.

15-49-09_nhn-bon-phn-vn-dien
Phân bón Văn Điển giúp cây nhãn hạn chế rụng quả

Kinh nghiệm lâu đời nhà nông có đúc kết “Can chi, thấp nhãn”, nghĩa là cây vải thích khô, cây nhãn thích ẩm. Miền Bắc có nhãn lồng Hưng Yên, không chỉ nổi tiếng ở giống nhãn lồng mà còn ở năng suất và chất lượng quả nhãn. Từ Phố Hiến phát triển tới Khoái Châu vốn là vùng phù sa cổ, tầng đất dày, đất màu mỡ, giữ ẩm và thoát nước tốt.

Nhãn ưa ẩm nên khi khô hạn kéo dài, quá trình sinh trưởng bị kìm hãm, sự phát triển, phân hóa mầm hoa được thúc đẩy. Thông thường, sau mùa khô dài ngày ở Nam bộ và sau mùa đông khô rét miền Bắc, khi mưa xuân xuất hiện thì nhãn ra nụ, ra hoa. Mùa đông năm nay, thời tiết ấm nóng lại xen những trận mưa trái mùa làm khó ra hoa, ngoại trừ một số cây nhãn già hoặc cằn cỗi.  

Kinh nghiệm chăm sóc

Thực tế năm nay nhãn, vải ra hoa rất ít, nên việc chăm sóc nhãn vải năm nay phải thực tế tới từng vườn, từng cây.

15-49-09_vi-thieu
Cây vải năm nay cần sự chăm sóc đặc biệt bằng phân bón Văn Điển

Đối với những cây không ra hoa: Thông thường, đầu tư chăm bón năm trước là để năm sau thu quả. Năm nay không ra quả đồng nghĩa với việc đầu tư năm trước không hiệu quả. Song nếu năm nay không chăm sóc năm sau chắc chắn sẽ kém thu hoạch.

Để chuẩn bị đón mùa quả năm 2018, với những cây không ra quả năm nay, vào khoảng tháng 6, 7 tương ứng với thời gian thu quả hàng năm, vẫn tiến hành đốn tỉa, làm cỏ như mọi năm, đồng thời bón sâu bằng phân lân nung chảy Văn Điển, nhằm cung cấp chất lân và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng, phần để chuẩn bị và tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau, phần bù đắp phần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng thân lá quá mạnh vừa qua.

Với những cây đang ra hoa, nuôi quả: Nhãn năm nay sẽ rất đắt nên cần đầu tư chăm sóc những cây này tương xứng và hiệu quả, nhằm tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế hiện tượng rụng quả và tạo điều kiện cho quả tăng trưởng nhanh, chất lượng tốt.

Năm nay, vào thời kỳ nhãn nuôi quả trời ít mưa, cây vốn đã thiếu dinh dưỡng nay càng trầm trọng hơn, như vậy hiện tượng rụng quả sinh lý có thể còn kéo dài. Tốt nhất, dùng phân đa yếu tố NPK 12:5:10 Văn Điển, ngâm nước 15 - 20 phút rồi hòa nước tưới khắp gầm tán cây.

Trong tháng 5, nếu không có mưa thì cứ 7 - 10 ngày hòa loãng phân tưới 1 lần. Từ tháng 6, khi nhãn bước sang giai đoạn hình thành và phát triển cùi, cần bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 12:12:17 Văn Điển để bổ sung dinh dưỡng kali và các chất trung vi lượng giúp tăng năng suất và chất lượng quả nhãn.

Lưu ý: Vào giai đoạn phát triển cùi, đặc biệt đến giai đoạn nhãn chín nước 1 (thu hoạch tốt nhất khi nhãn vào chín nước 3, khi vỏ mỏng nhất, hạt nhỏ nhất, cùi dày nhất, hàm lượng đường và các chất hòa tan trong cùi nhiều nhất) quả nhãn hay bị nứt vỏ và rụng, thối. Hiện tượng nứt vỏ quả có thể do một số nguyên nhân chính như sau:

Độ ẩm đất thay đổi đột ngột làm lượng nước trong cùì tăng nhanh trong khi nước trong vỏ chưa tăng tương xứng. Như vậy, cần thường xuyên theo dõi và chủ động đảm bảo đủ ẩm cho vườn nhãn

Có thể do thiếu chất đồng và vôi làm giảm độ dãn nở vỏ quả, dẫn tới hiện tượng nứt quả khi cùi tăng trưởng nhanh. Giải quyết vấn đề trên, có thể phun thuốc boocder (vôi + đồng), tốt hơn cả là bón phân lân nung chảy Văn Điển có chứa đủ chất vôi và đồng cho cây nhãn, vải.

Nhãn, vải được bón phân Văn Điển tỷ lệ đậu quả cao, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất thuận, quả lớn đồng đều, ít rụng quả, nứt quả, ít sâu bệnh gây hại làm tăng năng suất và chất lượng quả.

Viết bình luận