Kỹ thuật trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap

Bưởi da xanh thuộc họ cây có muối cùng với cam,quýt nên việc trồng và cách chăm sóc cũng như các loại bệnh, sâu, rầy gần giống nhau. Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi da xanh nhưng chưa có một tài liệu chuẩn nào có thể áp dụng cho các vùng đất khác nhau. Các tài liệu này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người dân trồng đạt năng xuất cao rồi chia sẽ lại cho người cùng địa phương trồng theo. Trong số những người trồng bưởi thành công nhất hiện nay có thể nói đến trang trại bưởi da xanh Hoàng Long do anh Lê Văn Thảo, một thành viên phụ trách kỹ thuật của trang trại chia sẽ về cách trồng bưởi da xanh trên vùng đất đỏ cho năng xuất cao, chất lượng sản phẩm vược trội so với các chủ vường khác cũng trồng bưởi da xanh ở sông xoài. Theo anh Thảo thì việc trồng bưởi da xanh không khó nhưng để trồng bưởi cho năng xuất cao, sản phẩm đẹp, sản phẩm có tính canh tranh cao để có thể cung ứng ra thị trường thị cũng không phải là chuyện đơn giản. Việc trồng đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản về loại cây có múi này và việc trồng bưởi da xanh được chia làm 3 giai đoạn.

  • Giai Đoạn I:

Trong giai đoạn này thì khâu chuẩn bị là quan trọng nhất. Chúng ta phải thực hiện các bước sau:

-Thực hiện việc cài xới cho đất tươi sốp, phơi đất một thời gian để tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cây trú ẩn trong đất.

-Phóng cọc và trồng với khích thước 6m X 6m hoặc có thể trồng theo 6m X 7m

-Tiến hành đào hố theo kích thước 50cm X 50cm X 40cm (dài-rộng-xâu)

-Sau khi đào hố tiến hành rải 1kg vôi bột cho mõi hố để khử trùng.

-Sau 10 ngày bón vôi hãy tiến hành bón lót 30kg phân chuồng đã qua sữ lý oai mục, 2kg phân lân, 0.2kg phân DAP hoặc có thể dùng phân NPK 16-16-8. Kéo lớp đất mặt xung quanh miệng hố vào và trộn điều với phân chuồng. Sau khi trộn thì khu vực hố trồng thường phải cao hơn bên ngoài khoảng 2cm.

-Tiến hành moi lỗ tại mõi hố với kích thước và chiều xâu vừa đặt bầu bưởi xuống, lắp lại và khỏa bằng mặt đất. Dùng dây nhựa cột ngọn bưởi vào cọc tre để giữ cho cây cố định, tránh trường hộp bị lõng góc khi trời mưa giông.

  • Giai Đoạn II:

- Giai đoạn này là giai đoạn chăm sóc cây con sau khi trồng. Trông giai đoạn này cây con rất cần nước để chăm rể non ra hút dinh dưỡng để nuôi cây. Ta phải tiến hành thăm vường một cách thường xuyên để xem các cây trông vường đã đâm tược đồng loạt hay chưa. Nếu số cây đâm tược non dưới 50% thì tiến hành lãy bõ và chờ những cây chưa ra. Mục đích của việc này là giúp vường cây phất triển đồng điều, giảm chi phí nhân công chăm sóc như phun thuốc trừ sâu…Nếu như số cây đâm chồi non trên 50% thì tiến hành phun thuốc sâu vẽ bùa (Có thể dùng kết hộp giữa sinh học và sexboot). Sâu vẽ bùa không làm chết cây nhưng nó làm cho lá bị quắn lại hoặc bị xần xù giống như bị ghẽ. Nếu cây bị sâu vẽ bùa ăn quá nhiều sẽ rất dễ bị các loại nắm hại tấn công qua các vết thương này. Ta nên tiến hành phun thuốc định kỳ 4 ngày/lần để không cho sâu vẽ bùa làm hai lá non. Sau khi lá đọt non tương đối già thì ta ngưng phun thuốc trừ sâu và tiến hành lãy chồi để tạo tang cho cây. Công việc này tương đối quan trong. Giai đoạn tạo táng cho tầng 1 này thì ta chọn ra 3 cành khỏe nhất. Những cành còn lại ta lãy bỏ hết để cho 3 tược còn lại phát triển mạnh hơn. Trong giai đoạn này ta phải tiến hành bón phân định kỳ 1 lần/tháng. Sau 2 tháng kể từ khi ra đọt của tầng 1 thì lá của các nhánh tầng 1 này đã tương đối già và cũng chuẩn bị cho giai đoạn ra đọt cho tầng thứ 2. Tiến hành trộn hổn hộp phân DAP và phân lân theo tỉ lệ 7/3 để bón thúc cho cây đâm tược. Trong những ngày này ta phải tưới nước đầy đủ cho cây. Sau khi bỏ phân và tưới nước được 1 tuần ta tiến hành phun phân bón lá để kích thích cho cây ra đọt đồng lọt hơn và tiến hành phun 2 lần mõi lần cách nhau 8 ngày. Trong giai đoạn này ta thấy các cây ra đọt đồng loạt và mạnh hơn lần trước. Lý do là thời gian này bộ rể của cây đã phát triển mạnh hơn nên nó hút dinh dưỡng và cấp cho cây nhiều hơn. Cũng giống như lần trước ta phải tiến hành phun thuốc trừ sâu vẽ bùa theo định kỳ cho tới khi lá già đi và tiến hành lãy tược để tạo táng cho cây. Các tược của tầng này gọi là tược tầng 2. Chúng ta cũng tiến hành lãy bỏ các tược yếu và chừa lại 3 tược khỏe nhất để tạo táng cho cây tròn và ngã điều về các hướng.  Thế là trong giai đoạn này thì cây đã có được 9 tược mạnh nhất ngã về các hướng khác nhau. Sau tầng này thì ta có thể để cành mọc ra một cách tự do ma không cần phải lãy bỏ nữa mà chỉ tiến hành phun thuốc trừ sau vẽ bùa. Ngoài việc bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu vẽ bùa theo định kỳ đã nói trên thì chúng ta cũng cần phải làm thêm các việc sau để phòng ngừa bệnh như sau: phun thuốc ngừa bệnh vàng và thối rễ (có thể dùng thuốc aliette hoặc Metaxyl) mõi năm 1 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra ta còn phải tiến hành bỏ thuốc mối định kỳ cứ 6 thang/lần, chế thuốc trị riệp sấp xuống bộ rễ theo định kỳ 1 năm/lần. Giai đoạn này kéo dài từ khi cây bưởi mới trồng cho tới khi cây vừa tròn 3 năm tuổi.

Chúng ta có thể tham khảo cách bón phân cho cây bưởi da xanh trong giai đoạn này theo từng năm như sau: Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

  • Giai Đoạn III:

- Đây có thể gọi là giai đoạn hưởng thành quả lao động của mình sau 3 năm chăm sóc cho cây. Sau 3 năm nếu chúng ta chăm sóc cây tốt thì bộ táng cây bưởi cũng tương đối lớn. Chúng ta có thể tiên hành xữ lý cho cây ra hoa đậu trái bói đầu tiên. Thường vào giêng âm lịch là giai đoạn cuối mùa khô và bắt đầu mùa mưa. Thời gian này ta tiến hành bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây để chuẩn bị cho việc kích thích ra hoa đậu trái. Trong thời gian này ta có thể bón phân như sau:

Sau khi bón phân va tưới nước vừa phải trong thời gian 10 ngày thì tiến hành siếc nước. Thời gian siếc nước thường kéo dài từ 1 tháng  trở lên tùy theo từng loại đất mà quyết định thời gian như thế nào. Kết hợp với thời gian là chúng ta cần phải quan sát các hiện tượng trên cây để quyết định thời gian tưới nước trở lại. Vào sáng sớm bạn hãy ra vường cây xem nếu lá vẫn còn hơi cóp lại do thiếu nước thì có thể bắt đầu bón phân và tưới nước trở lại để khích thích ra hoa. Lúc này ta có thể tiến hành bón 1kg phân DAP và 2kg phân lân và tưới nước liên tục trong 5 ngày. Sau 5 ngày thì giản thời gian tưới ra 1 ngay tưới 1 ngày nghĩ và kéo dài thêm 10 ngày. Lúc này quan sát trên các nhánh của cây bắt đầu có dấu hiệu nức mầm tược non và hoa. Lúc này ta lại giảm lượng nước xuống còn 3 ngày/lần và kéo dài đến khi cây đậu trái được 2 tháng. Tiến hành phung thuốc sâu,thuốc nhệnh để bảo vệ cho hoa trước sự tấn công của côn trùng. Tiến hành phun thuốc bảo vệ trái non cho đến khi trai được 3 tháng tuổi. Trong thời gian này ta cũng tiến hành cắt tỉa bớt trái trên cây và chỉ để lại những trái tròn,đẹp và chừa số lượng trái theo thể trạng của cây. Theo anh Thảo thì trong giai đoạn cho trái bói ta có thể chừa 5 đến 10 trái/cây.

Trước khi thu hoạch 1 tháng ta có thể tiến hành bón phân DAP, cali và phân lân để giúp trái bưởi ngọt hơn và mộng nước.

Thời điểm thu hoạch bưởi da xanh sẽ được tính từ lúc sữ lý cho ra hoa đến khi cắt là 8 tháng. Đây có thể nói là thời điểm sung sướng nhất của một người trồng bưởi.

Trong giai đoạn này ta có thể tiến hành bón phân theo tỉ lệ và thời gian như sau:

         + Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

         + Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

         + Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

         + Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

         + Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Viết bình luận