Kỹ thuật trồng cây ăn quả

1. Thiết lập vườn quả

Căn cứ điều kiện sinh thái, điều kiện vườn và kinh tế hộ để chọn các loại cây ăn quả phù hợp trồng. Sau khi đã định hưóng trồng loại cây ăn quả nào cần thiết lập vườn ươm quả hợp lý.

Trước khi trồng khoảng 1 tháng đất phải được làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ tuỳ thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Các vườn quả cần đựơc bố trí gần nguồn nước, chủ động tưới được nước trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.

 

Cây ăn quả

Lập vườn quả trên đất dốc, cần tạo các luống bậc thang rộng 3-5 m theo đường đồng mức, các hàng cây nên bố trí theo hướng BắcNam.

Mỗi chủng loại cây ăn quả cần một diện tích thích hợp để phát triển, do vậy cần xác định mật độ trồng hợp lý. Diện tích thích hợp cho nhãn vải là 40-50 m2 /cây; cam quýt, mận, đào, hồng 20-25m2/ cây. Mật độ trồng và khoảng cách trồng cho các loại cây như sau:

Chủng loại cây Mật độ trồng( cây/ ha) Khoảng cách trồng(m)
Nhãn vải 200-250 5 x 10 – 5  x 8
Cam quýt 400-500 5 x  5 –  5 x 4
Bưởi 200-250 6 x 7 – 7 x 7
Mận đào 400-500 5 x 5 – 5 x 4
Hồng 400-500 5 x 5  – 5 x 4

2. Đào hố trồng cây

Hố trồng cây ăn quả nên đào to, kích thước hố 1x1x1 m hoặc 0,8x 0,8 x 0,8m tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới cứng nhiều sỏi đá thì đào to rộng hơn thay vì đào sâu. Ở vùng đất nghèo dinh dưỡng cần đào hốc to rộng và sâu hơn. Khi đào hốc trồng cây ăn quả chú ý đổ riêng lớp đất mầu phía trên về một bên lớp đất phía dưới về một bên.

3. Bón phân lót và lấp hố

Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với 20-30kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,3kg đạm sunfat amôn, phân lân vi sinh hoặc hoặc 3kg phân lân nung chảy, 0,2 kg kali (K2SO4) và 0.5-1kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy trước, sau đó mới cho hỗn hợp phân chuồng với đất xuống sau, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt đất vườn 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora.

4. Trồng cây

Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phái trên túi bầu, bỏ túi bầu ra. Lúc trồng chỉ cần đào một hố lớn hơn bầu cây một ít ở giữa võng đất, đặt thẳng cây đã bỏ bầu , rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên, lấp lại cho kín và nén nhẹ, không nên lấp đất quá cao phủ lên mắt ghép xuống.

 

Kỹ thuật trồng cây ăn quả

5. Trống cây và tưới nước

Sau khi trồng cây xanh xong, dùng 1 hoặc 2 đoạn cây gỗ hoặc tre chống giữ cho cây luôn đứng thẳng. Cây chống cần cắm nghiêng và cách một khoảng nhất định với thân cây để tránh làm tổn thương bộ rễ cây. Dùng dây vải hoặc dây cao su ( cắt từ xăm xe cũ) buộc vào cọc.

Sau khi trồng xong, cây phải được tưới nước ngay. Độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất, lượng nước tưới khoảng 10-15 lít/ cây/ ngày. Những ngày sau tuỳ thuộc vào độ ẩm đất, thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Trước khi tưới nên chọc 2 lỗ 2 bên gốc cây để nước ngấm xuống dễ dàng. Chú ý không nên tưới vào thân cây tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh Phytophthora.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại cây có múi

Rầy chổng cánh, Sâu vẽ bùa, Bướm phượng, Ngài chích hút, Rệp cam, Rệp sáp, Ruồi đục quả, Nhện đỏ, Nhện ống hại cam.
Bệnh greening, Bệnh tristeza, Bệnh loét, Bệnh thối gốc rễ, Bệnh ghẻ cam.

Sâu bệnh hại nhãn vải

Nhện lông hung, Bọ xít, Sâu đục cuống quả vải, ve sầu bướm nâu, sâu đục thân, rệp muội màu vàng nâu, rệp muội nâu đen
Bệnh chết rũ vải thiều, bệnh chết cây con trong vườn ươm, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh chổi rồng nhãn, bệnh tơ hồng.

Sâu bệnh hại mận đào

Rệp mận, rệp đào, Sâu đục ngọn đào, Ruồi đục quả đào,
Bệnh chảy gôm, Bệnh thủng lá, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối nâu, bệnh phồng lá.

Sâu bệnh hại hồng

Sâu đục quả, Sâu đo, Rệp sáp,
Bệnh đốm đa giác, Bệnh đốm tròn.

Viết bình luận