Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thần kỳ

Cây Thần Kỳ (Synsepalum dulcificum)  là 1 loài thực vật thân tiểu mộc. Sở nó có tên Thần Kỳ cũng là vì những tác dụng thần kỳ mà nó mang lại, quả của nó có khẳng năng cải thiện vị giác rất hiệu nghiệm, quả của nó khi nếm, dù cho là bất kỳ vị gì như chua, đắng,..thì đều biến đổi thành vị ngọt. 

Chọn cách nhân giống

Cây thần kỳ có thể trồng nhân giống bằng hạt hay giâm cành, tuy nhiên đơn giản nhất là gieo hạt.

Chọn trái thần kỳ to tròn nở nang có tỷ lệ nẩy mầm cao, không chọn trái nhỏ ốm dài do cây thiếu dinh dưỡng.

Chọn đất và cách gieo hạt

Chọn đất để gieo hạt có độ tơi xốp thoát nước tốt, có thể dùng đất trồng cây thần kỳ hay giá thể có tỷ lệ tro trấu kha khá, sau đó lấy trái thần kỳ vừa hái còn đỏ tươi vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ nhẹ một lớp đất bên trên.

Để chậu gieo nơi mát có lưới che hay dưới bóng cây, tưới nhẹ nước bằng vòi phun  sương vừa đủ ẩm ngày 2 lần ( sáng và chiều mát), không tưới bằng vòi nước mạnh.

Sang chậu cây con

Sau 15 – 20 ngày trái thần kỳ sẽ nẩy mầm với tỷ lệ 60-70 phần trăm, lá non có màu nâu sậm, Khi thấy cây con ra được hai cặp lá (thời gian khá lâu khoảng 3 tháng) thì bứng cây con ra nhớ giữ nguyên bộ rễ và trồng vào chậu mới có kích thước chậu 18-20 cm, để chậu cây con trong mát dưới lưới che hay bóng cây. Khoảng 6 tháng sau có thể sang tiếp qua chậu lớn hơn để cây mau lớn.

Chăm sóc

-Đảm bảo ánh sáng cho cây: Cần để cây thần kỳ nơi có ánh sáng đầy đủ hay chỉ nắng buổi sáng là cây có thể ra nhiều bông và kết trái dễ dàng.

-Có chế độ bón phần đều độ: bón bổ sung hai đợt bón phân gồm một đợt phân trùn quế lên mặt chậu, rải lớp phân trùn quế dầy khoảng 3 cm. Sau 10-12 ngày bón thêm phân NPK tím 15.5.25 TE với liều lượng cây nhỏ thì 1 muỗng cà phê, cây lớn thì 2-3 muỗng, rải đều xung quanh gốc, tránh rải sát gốc cây, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân hạt ( hàng tháng có thể bón làm hai đợt như vậy).

Phân trùn quế sẽ giúp bộ rễ cây phát triển, và phân NPK có hàm lượng kali cao sẽ giúp cây đậu trái nhiều.

-Cắt tỉa bớt cành nhánh phía trong tán lá để tập trung dinh dưỡng kết trái