Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ Đài Loan

Đủ đủ Đài loan được Trung tâm nhập hạt giống từ Đài Loan và được gieo ươm. Loại Đủ đủ này có năng suất cao hơn rất nhiều so với Đu đủ giống địa phương hiện nay. Sau 2 năm trồng đã cho quả sai và chất lượng tốt.

Thời vụ trồng
Cây đu đủ có thể trồng vào bất cứ vụ mào trong năm. Tuy nhiên, nếu đất tưới tiêu tốt nên trồng vào mùa mưa (tháng 7 - 9 âm lịch). Vùng kém chủ động nước cần trồng đu đủ vào cuối mùa mưa (tháng 9 âm lịch trở đi) hoặc đầu vụ xuân.
 
Phương thức và mật độ trồng
Cây đu đủ được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,0 - 3,0m. Khoảng cách giữa hai cây là 1,8 - 2,0m tương đương với 1500 - 2600 cây/ha.


 

Làm đất, bón lót  trồng cây
- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm
- Bón lót: Bón lót từ 3 - 5kg phân chuồng hoai + 500 - 600g supe lân + 100 - 300g ure + 100 - 300g kali hoặc 2kg phân NPK (5 - 10 - 3 - 8) cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 20 ngày trở ra.
- Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.


 

Kỹ thuật chăm sóc
 - Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
- Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. 
- Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
- Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
- Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.


 

- Bón phân hàng năm: Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Nhưng để đảm bảo cho cây đu đủ sinh trưởng tốt và cho nhiều quả thì mỗi năm cần bổ xung cho cây với lượng phân bón như sau: 3 - 5kg phân chuồng + 200 - 300g ure + 500 - 600g supe lân + 200 - 300g kali clorua/cây. Định kỳ 1 - 1,5 tháng/lần.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
* Sâu hại: Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ... phá. Có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) khi mật độ sâu hại cao.
* Bệnh hại: Các bệnh hại đu đủ như virus xoăn ngọn đốm vàng, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư...


 

Để phòng tránh bệnh nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn trồng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb (đối với các bệnh nấm phấn trắng hay thán thư).
Thu hoạch
Đu đủ sau trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Quả chín, nên thu quả khi trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích luỹ tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt, song không bị quá xanh, ăn sẽ nhạt. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.

Chúc bà con thành công!

      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO -  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  - 0432161283/0978073003/ 0942760699/0962454799

Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com

Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/

http://nongnghiepcongnghecaovietnam.blogspot.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU