Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám trắng

Trám trắng (Canarium album Raeusch), thuộc họ Trám (Burseraceae) là cây gỗ lớn bản địa có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực từ 50-70cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm. Gỗ mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc và dễ lạng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy và củi đun. Nhựa Trám dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni. Quả Trám làm thức ăn, chế biến ô mai, làm thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc.

 

Trồng Trám trắng thuần loài theo rạch hay hỗn giao với cây bản địa lá rộng; trồng hỗn giao với keo hoặc trồng bổ sung trong khoanh nuôi tái sinh rừng.

Phát dọn sạch thực bì trên rạch trồng rộng 2m, giữ lại những cây tái sinh mục đích có trên rạch.

Trồng rừng bằng phương pháp gieo thẳng: Dễ làm, tuy tỷ lệ nẩy mầm thấp, sau phải gieo trồng dặm, nhưng đỡ tốn kém.

Trồng rừng bằng cây con có bầu: Phát thực bì, thu gom theo đường đồng mức. Sau đó cuốc hố 40x40x40cm, bố trí so le trên các đường đồng mức để chống xói mòn. Mật độ trồng 1000 cây/ha (2x5m) hay 2500 cây/ha (2x2m). Hoàn thành cuốc hố trước khi trồng 30 ngày.

 

Trồng trong vườn – trại: Trồng 400 cây/ha (5x5m) hay 500 cây/ha (4x5m), để xen cây lương thực, cây cho quả, cho củ. Cuốc hố 40x40x40 cm bón lót phân chuồng + phân xanh đã hoai vào từng hố.

Thời vụ trồng: Đông Xuân, Xuân hoặc Xuân Hè. Trồng vào ngày râm mát.

Rừng trồng chăm sóc 3 năm. Năm đầu 2 lần, sau trồng 3 tháng, trồng dặm cây chết, xới vun gốc rộng 0,8-1m, lần 2 vào cuối năm cũng xới vun gốc, đồng thời phát thực bì dọc hàng cây rộng 1m. Năm thứ hai chăm sóc như năm đầu, nhưng phát rộng 2m, mở rạch hình phễu. Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần như năm thứ 2.

Rừng non cần chống gia súc, người phá hoại. Rừng Trám trắng non hay bị sâu cuốn lá, cắn ngọn, cần phòng trừ.

Rừng Trám trắng trồng cần chặt nuôi dưỡng vào tuổi 6. Chặt cây xấu, chặt một, chừa một. Trồng mật độ dầy cần tỉa hai lần, cách 3-4 năm.

Sau khi chặt tỉa thưa phải bón phân theo 3 hốc cách đều quanh gốc. Mỗi hốc 5-7kg phân chuồng + 2% NPK (5:10:3). Cứ 3 năm một lần bón, cây mới cho nhiều quả, nhựa, gỗ.

5. Khai thác, sử dụng

Gỗ Trám trắng mềm, nhẹ, tỷ trọng 0,59, xếp nhóm VII, màu vàng trắng. Gỗ khá tốt, nhất là sau ngâm tẩm, dễ chế biến, dùng làm gỗ dán lạng, bột giấy (chứa 47,5% Cellulose). Quý nhất là trám cho nhiều nhựa, dùng chế keo, sơn, vécni, xi, xà phòng, dầu thơm, dược liệu,… Nhựa có 50-70% Colophan, dùng thay nhựa thông, chế tùng hương trong công nghệ và xuất khẩu, chứa 8-10% tinh dầu.

Quả để bán, ăn sống hoặc muối làm thức ăn, ô mai, phơi khô làm thuốc giải độc, tê thấp, ỉa chảy, cổ họng sưng đau, ho nhiều đờm,…

Trích nhựa: Mở máng theo một đường chéo sát gốc rồi đặt chậu hứng nhựa. Trích nhựa vừa phải, tránh khai thác kiệt. Nhựa trám đạt yêu cầu có màu tự nhiên và tạp chất dưới 25%.

Thu quả bằng cách trèo hái hay nhặt quả chín rụng quanh gốc.

Thu hoạch gỗ: Sau khi kinh doanh quả, nhựa cần chặt cây lấy gỗ. Chặt xong cắt khúc theo quy cách làm gỗ dán hay gỗ xuất khẩu, sau đó quét thuốc bảo quản LN3 nồng độ 10%.

 

Chúc bà con thành công!

      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO -  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  - 0432161283/0978073003/ 0942760699/0962454799

Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com

Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/

http://nongnghiepcongnghecaovietnam.blogspot.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU