mô hình trồng chuối xen canh các cây trồng ngắn ngày trên đất dốc

Thanh Vận và Mai Lạp (Chợ Mới) là hai xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Từ năm 2011, các địa phương này đã được Dự án của Trung tâm ADC- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hỗ trợ mô hình tổng hợp chuối xen gừng, mô hình đang mở ra nhiều triển vọng mới.

u phan trong chuoi
u phan trong chuoi

Trước năm 2010, người dân 2 xã Thanh Vận và Mai Lạp đã có kinh nghiệm trồng chuối nhưng với diện tích rất nhỏ, phần đa chỉ trồng phân tán với tổng diện tích khoảng vài ha. Từ năm 2010 đến nay, được sự hỗ trợ của Dự án ADC kết hợp với Chương trình 135, người dân hai xã đã dần nhân rộng diện tích trồng chuối tây trên đất dốc lên trên 80ha. Từ năm đầu đến năm thứ hai, khi chuối chưa khép tán, người dân đã trồng xen chuối tây với các cây nông nghiệp ngắn ngày khác, không những tận dụng đất đai, giảm công chăm sóc chuối mà còn giúp giữ ẩm và giảm xói mòn đất. Hiện nay các mô hình này bắt đầu đã cho thu nhập. Ngoài các cây ngắn ngày khác như lạc, ngô, bí, 42 hộ dân ở hai xã nói trên đã trồng thử nghiệm 2ha gừng xen với chuối. Giống gừng được sử dụng là gừng dé- một giống địa phương, được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Nhằm nâng cao hiệu quả từ mô hình, cán bộ dự án còn kết hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới tổ chức mở các lớp hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân như: Cách ủ phân vi sinh trên đất đồi nương, cách sử dụng phân bón và mật độ trồng xen canh.

 

Bà con được hướng dẫn cách ủ phân vi sinh tận dụng từ các loại phế phậm phụ cây trồng.
Bà con được hướng dẫn cách ủ phân vi sinh tận dụng từ các loại phế thải phụ cây trồng.


Gia đình chị Trần Thị Kim Phượng, dân tộc Dao ở thôn Khuổi Đác, xã Mai Lạp là một hộ nghèo của thôn. Năm 2011, chị được dự án tập huấn cho về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Được hỗ trợ ban đầu một phần giống, chị đã mạnh dạn đầu tư công sức, vay mượn để mua thêm giống chuối , trồng được 5.000m2 chuối tây. Đầu năm 2012 chị tiếp tục chia tách chồi từ cây mẹ,  nhân rộng được thêm 5.000m2 chuối tây nữa. Tận dụng đất, chị đưa cây gừng vào trồng xen canh, mô hình đang phát triển rất tốt, hứa hẹn cho thu nhập đáng kể.

 

Anh Nguyễn Phúc Sơn- cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp xã Mai Lạp cho biết: “Chuối và gừng đều là cây dễ trồng, do đặc tính cay của gừng nên trâu bò không phá hoại. Gừng ưa bóng có thể trồng dưới tán cây, vì vậy trồng dưới tán chuối ở năm đầu tiên và năm thứ 2. Năm nay số diện tích 5.000m2 chuối của gia đình tôi đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất ước đạt gần 3 tấn. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý, bón phân vi sinh cho chuối và gừng, duy trì số chồi. Hện cây đã cho quả rất mẩy, buồng to, gừng cũng bắt đầu cho thu hoạch.

 

Việc tìm ra một hướng đi mới, phù hợp với điều kiện địa phương luôn là bài toán khó. Mô hình chuối xen gừng không chỉ tận dụng được quỹ đất mà còn hướng dẫn người nông dân sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tiết kiệm chi phí mua phân bón hoá học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tổng diện tích trồng chuối tây trên đất dốc của huyện Chợ Mới tương đối lớn. Nếu các địa phương biết áp dụng các biện pháp xen canh sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân./.

Viết bình luận