Một số điều chú ý để trồng lựu ra trái to

Ngày nay vào dịp tết ngoài đào, mai, quất thì người ta còn có những chậu phật thủ vàng ươm hay chậu thạch lựu có hoa, trái đỏ rực. Để lựu ra nhiều hoa và trái to cần kỹ thuật gì? Dưới đây là những điều chú ý cho những người trồng lựu cảnh chơi tết.

Trái lựu

Trái lựu

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu. Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu: Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Kỹ thuật trồng lựu

Kỹ thuật trồng lựu

Trồng lựu ra trái cần chú ý:

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp  lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Tỉa cành vừa phải: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Chúc bạn thành công!

Viết bình luận