Tỷ phú chân đất giữa đất rừng U Minh hạ

Từ đôi bàn tay trắng nhưng nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất mà giờ đây anh Võ Văn Che, ở ấp 10, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) đã vươn lên thành tỷ phú trên đất rừng U Minh hạ. 

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh, hơn 10 tuổi đã phải theo cha mẹ lo việc mưu sinh nên chuyện khổ được anh Võ Văn Che trải nghiệm từ rất sớm. Đây cũng chính là yếu tố giúp anh thành công sau này.

07-17-09_1_nh_che_tn_dung_dt_bo_xng_lm_phn_bon_trong_chuoi_cho_thu_nhp_hng_chuc_trieu_dong_moi_nm
Anh Che tận dụng đất bờ xáng làm phân bón trồng chuối cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm

Năm 1994 sau khi lập gia đình vì cuộc sống khó khăn nên anh Che quyết định hợp đồng với Lâm Ngư Trường U Minh II hơn 30 mét đất bờ xáng, nay là ấp 10, xã Khánh Thuận để làm nơi kiếm kế sinh nhai.

Anh Che tâm sự: “Hồi đó về đây cuộc sống khó khăn dữ lắm, hàng ngày tôi đi giăng lưới, cắm câu, có lúc tiếp xúc nhiều với nước nổi mẩn đầy người mà vẫn không dám nghỉ, bởi nghĩ một ngày coi như bị thiếu ăn. Rồi khi ba đứa con lần lượt chào đời, khó khăn, lại khó khăn hơn nên tôi phải đi đào đất, cắt lúa mướn, bất kể nơi nào, nghề gì làm ra tiền hợp pháp là tôi tham gia hết. Hồi đó, vô đây nhiều lắm nhưng số người bám trụ lại thì chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

07-17-09_3_vo_nh_che_mo_tiem_tp_ho_o_di_phuong_hi_vo_chong_nh_luon_sn_sng_giup_do_nhung_nguoi_gp_kho_khn
Vợ anh Che mở tiệm tấp hóa ở địa phương, hai vợ chồng anh luôn sẵn sàng giúp đở những người gặp khó khăn

Cũng chính nhờ sự cần cù, chịu khó và có nhiều đóng góp cho Lâm Ngư Trường U Minh II trong việc bảo vệ rừng nên anh Che được xét cấp 6 ha đất rừng và 2 ha đất ruộng để sản xuất. Ngày nhận được đất vợ chồng anh mừng không cầm nổi nước mắt, mặc dù biết đất rừng thời bấy giờ canh tác rất khó khăn. Anh Che đã bắt tay vào cải tạo đất trồng rừng, làm lúa nhưng do vùng đất bị nhiễm phèn nặng nên nhiều năm liền diện tích đất nông nghiệp của gia đình anh đều không đạt hiệu quả.

Không nản lòng anh Che tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ sách vở và những anh em đi trước nên sau đó việc canh tác nông nghiệp của gia đình anh có phần khá hơn. Khi có được ít vốn, anh Che đầu tư cho vợ nuôi heo và hiện nay là buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập. Còn anh thì hàng ngày vẫn cặm cụi với mảnh rừng, thửa ruộng của mình. Những năm qua, nhờ đầu tư trồng rừng thâm canh nên diện tích rừng của anh cho hiệu quả kinh tế cao. Đợt khai thác cách đây gần hai năm anh Che đã thu về lợi nhuận hơn 580 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tận dụng đất bờ bao lâm phần để trồng chuối xiêm, dưới mương nuôi cá đồng. Từ mô hình này mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 100 triệu đồng.

07-17-09_2_voi_hon_250_goc_oi_x_li_dem_li_nguon_thu_nhp_kh_on_dinh
Với hơn 250 gốc ổi xá lị, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định

Riêng 2 ha đất nông nghiệp anh đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi được phép chuyển dịch làm một vụ lúa, một vụ tôm, nay anh lại mạnh dạn kết hợp nuôi thêm cua, cá để tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích. Thêm vào đó, trên bờ bao vuông tôm anh còn trồng hơn 250 gốc ổi xá lị. Từ mô hình kinh tế tổng hợp này đã mang về cho anh hơn 150 triệu đồng/năm.

Nhờ biết tích góp và chi tiêu hợp lý nên đến nay anh Che không chỉ xây được ngôi nhà tường khang trang trị giá hơn 500 trăm triệu đồng mà còn mua thêm được 6 ha rừng và 2 ha đất nông nghiệp, nâng tổng số diện tích đất của gia đình lên 16 ha. Hiện tại, 12 ha rừng đã được anh Che trồng tràm, đã hơn 1 năm rưỡi tuổi theo hình thức thâm canh, hứa hẹn sẽ cho thu nhập hàng tỷ đồng  trong vài năm tới.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Che cũng mạnh dạn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất với bà con làng xóm láng giềng. Mỗi năm vợ chồng anh hỗ trợ từ 1 – 1,5 tấn gạo cho bà con nghèo ở địa phương, đồng thời thăm và tặng quà bằng tiền mặt cho nhiều gia đình nghèo, neo đơn tại...

Viết bình luận